NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XE NÂNG ĐIỆN | HỌC LÁI XE NÂNG ĐIỆN

Học lái xe nâng điện thì đơn giản hơn nhiều so với học lái xe nâng dầu. Nhưng về kỹ thuật nâng pallet trong các kho hàng thì đó lại là một vấn đề không về dễ dàng.

Giới thiệu chung về xe nâng điện: Xe nâng điện là loại xe nâng hạ chuyên dùng để nâng, hạ và vận chuyển hàng hóa trong các nhà kho, đây là loại xe thuộc loại hạng lái có sức nâng trung bình. Có một số xe nâng điện dùng chính trọng lượng của mình làm đối trọng.

Người mua xe nâng hay Người học lái xe nângđiện phải biết rõ mục đích và công dụng của mỗi xe để sử dụng sao cho phù hợp và nên chọn loại xe nâng nào

Liên hệ học lái xe nâng điện: 0989425403

Công dụng và phân loại xe nâng điện – học lái xe nâng điện

Công dụng chung của xe nâng điện

Xe nâng điện được sử dụng rộng rãi phổ biến trong các xưởng, nhà kho có không gian hẹp, và cần bốc dỡ hàng lên cao, Nó sử dụng nguồn động lực chính đó là bình ắc quy điện tác động vào bơm thủy lực giúp xe nâng hoạt động. Bình ắc quy điện này duy trì sự hoạt động của xe nâng điện khoảng 8 – 10 tiếng liên tục hoặc có thể hơn tùy thuộc vào quá trình vận hành xe nâng, hay từng hãng sản xuất.

Do thiết kế gọn nhẹ nên xe nâng điện cho phép làm việc ở không gian hẹp so với xe nâng dầu, với thiết kế như vậy nên người lái xe nâng điện vận chuyển hàng tiến và lùi dễ dàng hơn.

Phân loại xe nâng điện – học lái xe nâng điện

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại xe nâng điện với các thiết kế khác nhau, cùng đó là nhiều hãng sản xuất khác nhau. Vậy để phân biệt được xe nâng điện gồm những loại nào thì chúng ta cùng theo dõi phía dưới nhé:

Phân loại theo kết cấu chỗ ngồi – học lái xe nâng điện

– Xe nâng điện ngồi giữa

– Xe nâng điện ngồi một bên

– Xe nâng điện đứng tựa lái

– Xe nâng điện đứng vịn lái

– Xe nâng điện bước lái

Để hình dung rõ hơn chúng ta cùng xem hình ảnh dưới đây

MỘT SỐ XE NÂNG ĐIỆN THƯỜNG GẶP
Trong thực tế có rất nhiều mẫu mã xe nâng điện. Nhưng những mẫu xe này là sử dụng phổ biến nhất

Phân loại theo kết cấu bánh xe

– Bánh xe di chuyển lốp đặc

– Bánh xe di chuyển bơm hơi

– Bánh xe PU ( Thường dùng cho những loại xe nâng bước lái, nâng tầm thấp)

Phân loại theo chiều cao nâng

  • Xe nâng thấp ( < 1,5 m)
  • Xe nâng trung bình ( Từ 1,5 m – 5,0 m )
  • Xe nâng cao ( Từ trên 5,0m – 15 m)
  • Xe nâng rất cao > 15,0 m

Phân loại theo tải trọng nâng

Thông thường xe nâng điện có tải trọng nâng thường nhẹ hơn xe nâng dầu

  • Xe nâng điện nhẹ có tải trọng < 1000 kg
  • Xe nâng điện trung bình có tải trọng từ 1000 kg đến 5000 kg
  • Xe nâng điện nặng từ 5000 kg – 10000 kg

Phân loại theo thiết bị mang tải ( càng nâng )

Hiện nay càng nâng của xe nâng điện cũng có một số thiết kế đặc biệt

  • Càng nâng đơn ( được dùng làm trợ lực, hoặc nâng các hàng cuộn có lỗ rỗng )
  • Càng nâng đôi (Dùng để nâng hàng đặt trên pallet)
  • Càng nâng kẹp ( Dùng để nâng hàng cuộn hàng khối mà không cần đặt trên pallet).
  • Xe nâng điện có gắn gầu xúc ( dùng để xúc các hàng rời)

Các thiết kế càng nâng hiện nay cho phép tự động điều chỉnh càng ra vào dọc xe, hoặc ra vào theo phương ngang xe.

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA XE NÂNG ĐIỆN

CẤU TẠO CHUNG CỦA XE NÂNG ĐIỆN

Xe nâng điện thường được ký hiệu là FB + Số tấn – Ví dụ: FB15, FB14…. Trong đó F là Freight (Vận chuyển hàng hóa); B là Battery (ắc quy); 15 là viết tắt của 1,5 tấn hay 14 là viết tắt của 1,4 tấn – Đó là tải trọng thiết kế là 1,5 Tấn và 1,4 Tấn. Còn tải trọng làm việc thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Sơ đồ cấu tạo của xe nâng điện - học lái xe nâng điện
Sơ đồ cấu tạo của xe nâng điện – học lái xe nâng điện

1 – Bánh xe dẫn hướng; 2 – Khung sassi xe; 3 – Bánh xe chịu lực; 4 – Càng nâng; 5 – Khung dẫn hướng; 6 –  Khung nâng; 7- Khu vực cabin đứng lái; 8 – Khung bảo vệ mái che. 

NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA XE NÂNG ĐIỆN

Xe nâng điện cũng như các loại xe nâng khác cũng có nguyên lý làm việc tương tự nhau, Xe nâng điện là loại xe làm việc theo chu kỳ: bốc – chuyển -dỡ tải.

Khi có hàng thì cho xe nâng chạy đến vị trí lấy hàng có thể vừa di chuyển vừa nâng, hạ càng nâng để tăng năng suất của xe đến lấy hàng – sau khi lấy được hàng cho khung nâng nghiêng về phía cabin và cho càng cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm để đảm bảo an toàn khi vận chuyển – Sau đó cho xe di chuyển đến vị trí dỡ tải – và quay lại chu kỳ mới

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA XE NÂNG ĐIỆN – học lái xe nâng điện

ƯU ĐIỂM CỦA XE NÂNG ĐIỆN

  • Thiết kế nhỏ gọn – làm việc được trong khu vực nhỏ hẹp
  • Tiết kiệm nhiên liệu
  • Không gây ô nhiễm môi trường
  • Êm ít gây tiếng ồn
  • Chiều cao nâng lớn
  • Dễ vận hành hơn so với xe nâng dầu

NHƯỢC ĐIỂM CỦA XE NÂNG ĐIỆN

  • Tốc độ chạy chậm hơn so với xe nâng dầu
  • Tải trọng nâng ( Sức nâng) nhỏ
  • Làm việc liên tục bị hạn chế
  • Sạc ắc quy lâu đầy trong khi đó xe nâng hàng dùng xăng hay dầu chỉ cần đổ vào là chạy tiếp.

Vậy trên đây là những kiến thức về xe nâng điện, chắc các bạn hiểu rõ về phần nào của xe và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho riêng mình. 

Nếu các bạn có nhu cầu học lái xe nâng điện hay học lái xe nâng nói chúng thì hãy liên hệ 0989425403

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *