HỌC PHÂN LOẠI XE NÂNG HÀNG| NÊN CHỌN LÁI XE NÂNG NÀO

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xe nâng hàng thị hành với nhiều hãng, nhiều chủng loại khác nhau, và mỗi loại xe đều có mục đích sử dụng, công dụng và ưu nhược điểm khác nhau, vậy để hiểu biết về học  xe nâng hàng như thế nào trước tiên chúng ta phải phân loại được nó.

Vậy Người mua xe, sử dụng xe hay học lái xe nâng hàng đều phải nắm bắt được từng loại xe và để lựa chọn cho nó đúng, hiệu quả nhất.

Tùy theo mục đích, công dụng hay phạm vi hoạt động của từng loại xe mà ta có thể chia xe nâng hàng thành các loại củ thể như sau (Để hiểu rõ về công dụng hay ưu nhược điểm của từng loại xe và lựa chọn Nó vui lòng XEM TẠI ĐÂY)

I. Phân loại theo nguồn động lực của xe gồm:

1, Xe nâng dầu (Dùng động cơ dầu Diesel)

2. Xe nâng điện ( Ngồi lái 1 bên, ngồi lái giữa, đứng lái và xe nâng điện cầm tay ) – Dùng động cơ điện

3. Xe nâng dùng Gas (Dùng nhiên liệu là khí gas)

4. Xe nâng dùng xăng (Dùng nhiên liệu là xăng)

5. Xe nâng tay (Nâng hạ, di chuyển bằng tay)

6. Xe nâng bán tự động (Nâng, hạ bằng điện, di chuyển bằng tay)

Một số xe nâng thường gặp trong doanh nghiệp

6 Loại xe nâng hàng thường gặp trong các doanh nghiệp
6 Loại xe nâng hàng thường gặp trong các doanh nghiệp

II. Phân loại theo chiều cao nâng hàng

Tùy theo khu vực bạn làm việc với không gian, độ cao nào thì hãy chọn xe nâng với độ cao cho phù hợp

1. Xe nâng thấp ( từ 200mm – 1,4 m)

2. Xe nâng Trung bình (từ trên 1,4 m đến 3,4 m)

3. Xe nâng cao ( >3,4 m)

III. Phân loại theo tải trọng nâng của xe

Đối với tải trọng nâng (hay gọi là sức nâng) của xe cũng vậy, nếu bạn là người mua xe và doanh nghiệp thường sử dụng hàng hóa với trọng lượng bao nhiêu và lựa chọn xe nâng có tải trọng nâng phù hợp.

Còn đối với nhứng Người vận hành xe nâng cũng vậy, hãy là Người sáng suốt khi nâng hàng đúng tải trọng và tâm tải cho phù hợp, và an toàn.

1. Xe nâng nhẹ có tải trọng nâng < 1,0 Tấn

2. Xe nâng trung bình có tải trọng nâng từ 1,0 T – 4,5 tấn

3. Xe nâng nặng có tải trọng nâng từ trên 4,5 tấn – 10 Tấn

4. Xe nâng hàng rất nặng có tải trọng > 10 Tấn

IV. Phân loại theo thiết bị mang hàng

1. Càng đơn nâng (Nâng các loại hàng mà có lỗ rỗng ở giữa, ví dụ: Cuộn sắt, cuộn tôn, cuộn vải, khuôn đúc….)

2. Càng đôi nâng (nâng pallet)

3. Kẹp nâng vuông (Có hai kẹp song song, dùng để nâng hàng khối hộp chữ nhật)

4. Kẹp nâng tròn ( Nâng Cuộn, thùng phuy…)

5. Gắn gầu xúc ( Dùng để xúc vật liệu rời)

8. Bàn nâng (Nó thường để nâng đẩy hàng nhẹ, có yêu cầu về sản phẩm cao, không để bị trầy, xước, đổ vỡ)

9. Chốt tỳ nâng ( Dùng để nâng hạ container)

Một số loại càng nâng thường dùng

Một vài càng nâng điển hình ở xe nâng hàng
Một vài càng nâng điển hình ở xe nâng hàng

V. Phân loại theo kiểu bánh xe

Thông thường xe nâng hàng là loại xe có bánh xe trước là bánh chịu lực chính, và mỗi loại bánh xe có ưu nhược điểm khác nhau

1. Bánh hơi

2. Bánh lốp xe đặc

3. Bánh PU

4. Bánh thép (Chạy trên ray)

VI. Phân loại theo đối trọng xe gồm:

1. Đối trọng liền khối (Được sử dụng rộng rãi, nó được niêm yết tải trọng)

2. Đối trọng rời (Có thể tháo lắp dễ dàng, vì vậy tải trọng thường thay đổi theo đối trọng)

3. Không đối trọng (Dùng chính trọng lượng của xe làm đối trọng)

Qua cách phân loại như trên chắc bạn cũng hiểu rõ phần nào, để chọn cho mình loại xe nâng cho phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *