Hướng dẫn cách đọc thông số kỹ thuật xe nâng hàng, hay còn gọi là nameplate được gắn trên mỗi xe nâng, và biểu đồ tâm tải sức nâng hoạt động để người vận hành nhìn vào đó lái sao cho an toàn.
Chắc hẳn các bạn học lái xe nâng tại trung tâm đã biết cách đọc thông số kỹ thuật được gắn trên từng loại xe nâng đúng không. Vậy thì các bạn hãy bỏ qua bài học này nhé
Bài học xe nâng này dành cho những tài xế xe nâng chạy xe nhiều nhưng chưa biết, hay những người đang chuẩn bị học và thi lái xe nâng. Vậy chúng ta hãy cùng bắt đầu tìm hiểu nameplate của Nó nhé.
Cách đọc thông số kỹ thuật xe nâng hàng TOYOTA
Trên là hình ảnh bảng thông số kỹ thuật của xe nâng hàng đầy đủ thông số nhất viết bằng tiếng Nhật của các hãng xe nâng. Mình không biết gì về tiếng Nhật nhưng về vấn đề đọc hiểu thì cũng hiểu tương đối.
1. Với mục số 1 (màu vàng) có ghi: 72-8FD25 là loại mã hiệu của xe nâng hàng, Nó là dòng xe nâng cấp của hiệu FD25 (đó là 72-8).
Ví dụ: dòng xe honda WAVE 110, sau đó được nâng cấp lên wave S, wave alpha, wave RSX
- Nghĩa của FD25: chữ F-Freight là vận chuyển hàng hóa
- D: DIESEL Xe nâng sử dụng động cơ Diezel
- 25: là 2,5 Tấn; Xe nâng có tải trọng nâng thiết kế là 2,5 Tấn
2. Mục số 2: Mã số thiết kế hay mã nhận dạng của hãng xe nâng TOYOTA: VA450. Ở mục 2 này có 3 mục con là 2.1; 2.2 và 2.3
2.1- Mục 2.1: có ghi 708FD25-50228, Trong đó:
- 708 là số nâng cấp cho FD25
- FD25: Tương như mục một
- 50228: dãy số phía sau ý nói đây là số xuất xưởng (số chế tạo, số khung hay số serri) của xe nâng này và được gộp lại 708FD25-50228 để quản lý dễ dàng hơn.
2.2- Mục 2.2: Có ghi 3730 KG – Là Trọng lượng bản thân của nó (Xe nâng này nặng 3,73 Tấn)
2.3 – Mục 2.3: Có ghi 3000 MM– Là độ cao nâng của xe nâng tính từ càng nâng tới mặt bằng xe nâng đang đứng (Xe nâng nâng hàng lên được 3,0 mét)
3. Mục 3: Có ghi 960 MM: Đây là khoảng cách giữa 2 bánh xe (Thông thường là 2 bánh trước)
4. Mục 4: Có ghi (FR: front) 7.00-12/5.00 là quy cách của lốp xe nâng bánh trước (Front tiers) được ghi nổi trên bánh. Nếu lốp xe của Bạn bị mòn hay bị rách, thì chỉ cần ghi số này lại và cung cấp cho người bán lốp xe nâng rồi mua.
5. Mục 5: Có ghi SOLID là loại lốp đặc không ruột
6. Mục 6 và mục 7 tương tự như mục 4 và mục 5, nhưng nó giành cho bánh xe sau (RR: Rear)
7. Mục 8: Ghi 2015 là năm chế tạo của xe này
8. Mục 9: 2500 KG – là tải trọng nâng tương ứng với tâm tải là 500 mm ở mục 10.
--> Các bạn nhìn trên hình bên trái của bảng thông số kỹ thuật xe nâng thấy khoảng cách B đó là tâm tải.
9. Mục 11 ứng với mục 12 và mục 13 tương tự ứng với mục 14
10. 2 mục dưới cùng trong khung màu đỏ đó là hãng sản xuất TOYOTA và địa chỉ của hãng
Cách đọc thông số kỹ thuật xe nâng theo chiều cao nâng
- Dựa theo hình trên thì có 2 bảng: Bảng bên trái là bảng tải trọng tâm tải và chiều cao nâng, còn bảng bên phải là bảng nameplate như trình bày ở bảng thông số kỹ thuật của xe nâng TOYOTA. Vậy nên mình sẽ giải thích bảng bên trái thôi.
- 4350 mm: Là chiều cao nâng của xe nâng
- 2200; 1820; 1500 kg: là tải trọng của xe nâng – Tải trọng thiết kế là 2,5 Tấn
- 500; 700; 900: là tâm tải của xe nâng
- Các điểm màu vàng 1; 2 ; 3 là giao nhau của đường đặc tính tải trọng (a) với các tâm tải 500; 700; 900.
Vậy chúng ta cứ hiểu như thế này nhé: Xe nâng trong khoảng giới hạn an toàn là 2200 kg ở vị trí tâm tải 500 mm; Còn chỉ nâng được 1820 kg ở tâm tải là 700 mm; 1500 kg/900 mm – Ở tất cả chiều cao khi nâng, hạ nhỏ hơn 4350 mm.
==> Lưu ý: Ở độ cao này thì chỉ nâng hạ hàng, lấy hàng dỡ hàng chứ không được di chuyển
Xem thêmCách vận hành xe nâng an toàn
Cách đọc thông số kỹ thuật xe nâng và đặc tính tải trọng, tâm tải và chiều cao nâng
Trên đây là bảng thông số kỹ thuật xe nâng hàng đơn giản nhất. Bây giờ các bạn nhìn vào hình này hiểu ra vấn đề rồi chứ.
- Ở độ cao 5500 mm: thì tải trọng làm việc an toàn là 2500 kg/600mm; 1850kg/800mm; 1650kg/900mm; (Ở đây chiều dài càng nâng là 1225). Tương tự ứng với chiều cao 6000mm và 6150mm
Trên đây là một số mô hình cho các bạn nhận biết được cách đọc thông số kỹ thuật xe nâng. Nếu bạn có thắc mắc gì thì hỏi Mình ở phần comment phía dưới.